SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẢO VÀ BÁN ĐẢO

Cẩm nang du lịch

Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km, với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng to lớn về tài nguyên biển và hải đảo. Cù Lao Xanh Bình Định – đảo ngọc trên biển Đông tự hào là hòn đảo có thế mạnh về phát triển du lịch biển đảo của tỉnh nhà.

Đảo Cù Lao Xanh – Bình Định

Đảo và bán đảo là hai từ cần được hiểu với sự khác biệt. Đầu tiên chúng ta nên có một ý tưởng rõ ràng về ý nghĩa của chúng.

Đảo là gì?

Đảo (hay còn gọi là hòn đảo) là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa. Nói cách khác, đảo nằm tách biệt so với đất liền. Điều thú vị là có bốn loại đảo, cụ thể là lục địa, đại dương, kiến ​​tạo và san hô. Ở nước ta có nhiều đảo tụ hội tạo thành các quần đảo lớn như quần đao Trường Sa, Hoàng sa. Đảo ở Việt Nam có nhiều rạn san hô đẹp, phong phú về loài và độc đáo về màu sắc.

Đảo Yến – Bình Định

Các hòn đảo san hô được hình thành bởi hoạt động của các sinh vật biển nhỏ gọi là polyps san hô và đảo Cù Lao Xanh là một trong những hòn đảo có nhiều rạn san hô đẹp bậc nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, một hòn đảo khá khác với một bán đảo.

Vậy bán đảo là gì?

Bán đảo là mảnh đất gần như bị bao quanh bởi nước hoặc tràn ra biển hoặc hồ. Từ ‘bán đảo’ bắt nguồn từ từ Latin ‘paeninsula’.

Theo từ điển tiếng Việt, bán đảo là phần đất liền nằm nhô ra mặt nước, có ba hoặc nhiều mặt tiếp xúc với nước. Phần đất liền gắn với bán đảo có diện tích lớn hơn. Kích thước của bán đảo không bị giới hạn. Có những bán đảo lớn bằng một châu lục, ví dụ:Châu Âu được xem là bán đảo của lục địa Á – Âu; hoặc có những bán đảo nhỏ như như bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng, bán đảo Phương Mai ở Bình Định…

Bán đao Phương Mai – Bình Định

Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữ đảo và bán đảo là ở các mặt tiếp xúc với nước biển. Nếu đảo là vùng đất bị bao phủ bốn mặt bởi nước biển thi bán đảo là một mảnh đất bị nước che phủ bởi ba mặt.

Một hòn đảo tách rời hoặc là một phần đất biệt lập còn bán đảo không phải là một phần tách biệt hoặc một phần đất biệt lập mà có một mặt gắn với đất liền.

Việc sử dụng khái niệm “đảo” và “bán đảo” một cách tuỳ tiện sẽ dẫn đến nhầm lẫn về bản chất địa lý.