Cùng với thảm cỏ biển, các rạn san hô ở đảo ngọc Cù Lao Xanh được xem như “rừng dưới biển”, có tiềm năng phát triển du lịch biển của địa phương. Đây là nơi sinh sống và phát triển các nhóm, loài thuỷ sinh vật khác nhau. Trước thực trạng nhiều rạn san hô bị tẩy trắng (hiện tượng san hô chết), công tác bảo vệ, bảo tồn các loài san hô Cù Lao Xanh đang là vấn đề cấp thiết.
- Hiện trạng san hô ở Cù Lao Xanh
Du lịch Cù Lao Xanh bạn dễ dàng bắt gặp các rạn san hô trù phú và xinh đẹp của đảo Cù Lao Xanh Quy Nhơn. San hô Cù Lao Xanh nói riêng và san hô Việt Nam nói chung tự hào là các rạn san hô đẹp hoang sơ và đa dạng bậc nhất trên thế giới.
Nét đep và sự đa dạng của san hô Cù Lao Xanh
San hô ở Cù Lao Xanh có nhiều loại san hô cứng và san hô mềm như san hô sừng hươu, san hô xúc tu,… Tuy nhiên, hiện nay, các giống loài san hô đang bị giảm sút đáng kể bởi chính hoạt động của con người và tác nhân từ thiên nhiên. Trong vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra san hô nước ta cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
- Tầm quan trong của san hô
Đối với vùng ven biển Cù Lao Xanh, san hô suy thoái và bị tiêu diệt đồng nghĩa với các nguồn lợi thuỷ sinh bị suy giảm nghiêm trọng. Đấy là việc chưa kể mất đi con đê chắn sóng tự nhiên mỗi khi gió bão hay sóng thần đánh vào bờ.
Trong y học và đời sống, san hô có rất nhiều hữu ích trong y học như giúp tiết lô nguồn gốc gen người. Ngoài ra, san hô còn được dùng để sản xuất xi măng và làm đồ mỹ nghệ. Đặc biệt, san hô là “nhân vật điển hình” giúp địa phương thu hút khách tham quan du lịch đến đây để lặn ngắm san hô. Có thể nói, hệ sinh thái rạn san hô mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống cộng đồng dân cư dân nơi đây.
- Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài san hô
Hệ sinh thái trên rạn san hô ven biển Cù Lao Xanh – Nhơn Châu hiện nay đang bị đe dọa do tác động của con người. Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các rạn san hô là tình trạng khai thác san hô trái phép. Hiện tượng bẻ san hô của khách du lịch gây nguy hại đến rạn san hô và hệ sinh thái rạn san hô. Ngoài ra, khí thải CO2 là kẻ huỷ diệt các dải san hô ngầm. Mặt khác, do quá trình xây dựng của người dân và hiện tượng động đất cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sự sống các loài san hô Nhơn Châu.
- Thực trạng quản lý của các cơ quan nhà nước và các biện pháp bảo tồn rạn san hô Cù Lao Xanh
Nhà nước nghiêm cấm hành vi khai thác san hô, huỷ hoại môi trường sống của các loài thuỷ sản với bất kỳ hình thức nào. Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có nhiều chỉ thị trực tiếp nhằm bảo tồn và phát triển các rạn san hô như Chỉ thị số 15/2003/CT-UB về việc nghiê cấm các hành vi khai thác san hô ở vùng biển Bình Định.
Bảo tồn san hô cần kết hợp nhiều biện pháp như:
– Hồi sinh san hô bằng điện
– Trồng san hô nhân tạo
– Tiêu diệt sao biển gai
Bắt sao biển khi du khách Du lịch Cu Lao Xanh
– Trồng tảo kết hợp
– Ngưng hoạt động các nhà máy xi măng sử dụng san hô
– Giải pháp tương lai: Giúp san hô thích nghi khi nhiệt độ tăng
Du lịch Cù Lao Xanh để lặn ngắm san hô
Đưa tiềm năng này vào khai thác và phục vụ ngành du lịch biển, đảo, Culaoxanh Travel đã tổ chức các tour du lịch tắm biển, lặn biển ngắm san hô…
Du lịch Cù Lao Xanh hướng dẫn du khách tham quan trong vùng san hô, ngăn chặn du khách tự ý bẻ phá san hô lấy về làm cảnh, góp phần bảo vệ sự sống của các “hoa khôi” dưới biển và phát triển kinh tế của địa phương.